Tổng hợp những cách chụp màn hình màn tính cực nhanh và đơn giản

Khi sử dụng máy tính làm việc, học tập hay chỉ đơn giản là lướt web xem tin tức, có đôi lúc người dùng muốn chụp màn hình lại những thông tin quan trọng, những lưu ý hay những tin tức hay,... nhiều người có thói quen dùng điện thoại chụp lại ảnh màn hình máy tính hay laptop, khi chụp ảnh lại màn hình laptop bằng điện thoại, hình ảnh sẽ không được rõ nét và lại tốn nhiều thời gian hơn là chụp trực tiếp trên máy tính. Thông qua bài viết bên dưới, sửa laptop Cần Thơ Linh Khôi Luân gửi đến đọc các cách chụp màn hình máy tính cực đơn giản và nhanh chóng, mời bạn cùng theo dõi nhé.

 Có nhiều cách mà bạn có thể chụp ảnh màn hình máy tính bằng phần mềm hoặc sử dụng các phím tắt chụp ảnh có trong hệ thống.

 Có nhiều cách mà bạn có thể chụp ảnh màn hình máy tính bằng phần mềm hoặc sử dụng các phím tắt chụp ảnh có trong hệ thống.

Cách chụp màn hình máy tính bằng chuột với Snipping Tool

Snipping Tool là công cụ chụp màn hình máy tính có sẵn trên Windows XP, Windows 7/8/8.1, Windows 10/11, giúp chụp ảnh màn hình theo nhiều cách khác nhau. Snipping Tool có thể chụp một phần màn hình, chụp toàn màn hình, chụp 1 vùng dạng tự do do người dùng chỉ định. Ảnh chụp xong có thể được chỉnh sửa, đánh dấu bằng các công cụ có sẵn, và có thể lưu ở định dạng JPG, GIF hoặc PNG.

Phím tắt để gọi ứng dụng Snipping Tool: Windows + Shift + S

Bước 1: Nhập Snipping Tool vào ô tìm kiếm, nhấp vào kết quả hiện ra:

Bước 2: Chọn 1 kiểu chụp, Snipping Tool có 4 chế độ chụp:

Free-form Snip: Chụp ảnh tự do, viền ảnh là đường bạn khoanh trên màn hình

Rectangular Snip: Chụp ảnh thành một khung hình chữ nhật

Window Snip: Chụp một cửa sổ đang mở

Full-screen Snip: Chụp toàn màn hình

Trên Win 7 bạn nhấp vào mũi tên bên phải chữ New và chọn chế độ.

Trên Win 10, bạn nhấp vào mũi tên bên phải chữ Mode để chọn chế độ nhé.

Bước 3: Nhấp vào New để chụp màn hình.

Bước 4: Nhấp chuột lên màn hình, giữ và kéo để bắt đầu khoanh vùng màn hình muốn chụp và nhả chuột khi khoanh xong.

Bước 5: Ảnh chụp màn hình được tạo và mở trong cửa sổ Snipping Tool

Bước 6: Nhấp vào biểu tượng cây bút như hình để đánh dấu trên ảnh chụp.

Giống như cách 2, Snipping Tool sẽ lưu ảnh vào bộ ghi tạm, bạn có thể Ctrl + V để dán ảnh vào Photoshop, Paint để chỉnh sửa tiếp (mình sẽ hướng dẫn bên dưới), dán vào ứng dụng trò chuyện như Viber, Facebook Messenger, Zalo web để gửi cho bạn bè hoặc Ctrl + S để lưu ảnh chụp vào thư mục bạn muốn trên máy tính.

Nếu thường xuyên phải chụp ảnh màn hình, bạn nên ghim Snipping Tool trên thanh taskbar, chỉ với 2 cú nhấp chuột là có thể chụp được vùng màn hình mình muốn cũng như lưu lại, gửi cho bạn bè. Để ghim Snipping Tool, bạn mở Snipping Tool, nhấp chuột phải vào biểu tượng của Snipping Tool trên Taskbar rồi chọn Pin to taskbar thế là xong.

Chụp màn hình máy tính bằng phím tắt, tự lưu

Đôi khi được viết tắt là Prscr, PRTSC, PrtScrn, Prt Scrn, PrntScrn hoặc Ps/SR, phím Print Screen là một phím bàn phím được tìm thấy trên hầu hết các bàn phím máy tính. Khi được nhấn, phím sẽ gửi hình ảnh màn hình hiện tại tới clipboard của máy tính hoặc máy in tùy thuộc vào hệ điều hành hoặc chương trình đang chạy.

Trên Windows 10, 8/8.1 bạn có thể chụp màn hình PC lưu tự động chỉ với phím tắt sau:

Nhấn Windows Phím Windows + PrtSc hoặc Windows + Fn + PrtSc (Prtsc đi kèm với chữ có màu khác) để chụp toàn màn hình máy tính. Để xem ảnh vừa chụp bạn nhấn Windows + E > chọn Pictures ở cột bên trái > Screenshots:

Nhấn Windows Phím Windows + Alt + PrtSc để chụp cửa sổ đang mở. Vào C:\Users\Admin\Videos\Captures để lấy ảnh vừa chụp.

Không phải tất cả bàn phím máy tính đều có bố cục giống như ví dụ trên. Đối với bàn phím nhỏ gọn hơn, bạn có thể cần phải tìm ở các vị trí khác hoặc nhấn các phím khác. Nếu bạn không tìm thấy phím PstSc thì có thể trên bàn phím của bạn nó đã bị biến đổi một chút (tùy theo hãng), hãy thử tìm 1 trong số các phím sau nhé PrtScn, Prt Scr:

Trên bàn phím máy tính Apple, phím Print Screen có thể bị thiếu và có phím chức năng F13 để thay thế.

Trên bàn phím Lenovo, phím PrtSc nằm giữa phím Alt và Ctrl bên trái.

Trên Microsoft Surface Pro, phím Print Screen nằm trên phím F8.

Hầu như trong hầu hết mọi trường hợp, không thể sử dụng phím Print Screen để in trên máy in. Phím Print Screen thường được sử dụng để chụp ảnh màn hình và lưu trữ trong clipboard. Sau khi được lưu trữ trong clipboard, bạn có thể dán hình ảnh vào bất kỳ trình chỉnh sửa hình ảnh nào. Sau đó, bạn có thể in hình ảnh trên màn hình của mình bằng máy in.

Công cụ Snipping Tool là một tiện ích chụp màn hình có trong Windows Vista và các phiên bản mới hơn, có thể chụp ảnh màn hình theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể chụp ảnh màn hình các vùng hình chữ nhật do người dùng chỉ định, vùng dạng tự do do người dùng xác định và ảnh toàn màn hình điển hình.

Công cụ Snipping Tool là một tiện ích chụp màn hình có trong Windows Vista và các phiên bản mới hơn, có thể chụp ảnh màn hình theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể chụp ảnh màn hình các vùng hình chữ nhật do người dùng chỉ định, vùng dạng tự do do người dùng xác định và ảnh toàn màn hình điển hình. 

Cách chụp màn hình máy tính lưu vào bộ ghi tạm

Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình nhưng không muốn lưu vào bộ nhớ của máy tính, chỉ muốn gửi ngay đi hoặc đưa vào các phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghi chú thêm trước khi gửi, thì hãy thử cách chụp màn hình nhưng lưu vào bộ ghi tạm dưới đây:

Nhấn PrtSc để chụp toàn màn hình.

Nhấp chuột vào cửa sổ cần chụp, nhấn Alt + PrtSc để chụp một cửa sổ trên màn hình.

Nhấn Windows + Shift + S, rồi kéo để chụp một phần màn hình.

Ảnh sau khi chụp được lưu vào bộ ghi tạm (clipboard), bạn chỉ cần nhấn Ctrl+V để dán vào các khung chat, bình luận, Word, hoặc vào các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ví dụ như Paint (mình sẽ hướng dẫn chi tiết bên dưới) để thêm ghi chú hay đánh dấu ảnh.

nguồn: sưu tầm